Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Món ăn bài thuốc chữa đau lưng

Món ăn bài thuốc chữa đau lưng

Có một số bài thuốc dân gian, cổ truyền theo hướng dẫn của lương y Huỳnh Văn Quang và Như Tá, dùng chữa những trường hợp đau lưng, nhất là đau do tính chất công việc.
Dùng 300 gr thịt dê, 3 gr trần bì (vỏ quít), 1-2 củ cải trắng, vài gốc hành ta, 3 gr thảo quả, 3 gr tấn phát, cùng gia vị tiêu, gừng. Cách làm: thịt dê cắt lát mỏng, củ cải cắt nhỏ vừa dùng, trần bì thì bỏ lụa trắng bên trong, cắt nhỏ, gừng cắt lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đem nấu cháo với gạo ngon, nêm nếm gia vị. Món này trị được chứng lưng đau do thận suy, do ngồi lâu làm việc.
Thịt dê 200-300 gr, lột bỏ màng mỡ, cắt mỏng rồi đem nấu với gốc hành ta, một ít gừng tươi, tiêu, nấu lấy nước dùng, hoặc lấy nước đem nấu cháo sẽ có công dụng chữa tình trạng lưng đau và mỏi. Lưu ý, với những người cảm sốt, đang phát ban, hoặc bụng đầy trướng thì không nên dùng thịt dê.
Lấy phần lõi bên trong của bầu dục heo, cùng các vị thuốc đỗ trọng, câu kỷ tử, ngọc trúc, khiếm thực (mỗi vị 5 gr), và các gia vị. Tất cả đem hầm chung cho chín mềm, nêm nếm gia vị để dùng; có công dụng chữa các chứng đau lưng, thận suy.
Ngoài ra, dân gian, cổ truyền còn có bài thuốc chữa chứng đau lưng rất hay: dùng quả dâu tằm đem ngâm rượu trắng, cho vào vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng cao. Ngâm từ hai tuần có thể dùng được, mỗi ngày dùng một cốc nhỏ, nếu có thời gian thì hâm nóng cho rượu ngâm ấm lên thì dùng sẽ hiệu quả giảm đau nhiều hơn.
Dân gian còn dùng Quả Nhàu để chữa trị chứng đau mỏi lưng. Cách dùng đơn giản: dùng quả nhàu sấy khô ngâm rượu ngày uống 2-3 chén nhỏ, hoặc đun với nước sôi dùng như uống trà
Lấy một ít đậu đen đem nấu với 300 gr xương sống heo cùng vị thuốc đỗ trọng 30 gr để chữa chứng đau nhức lưng. Cũng có thể dùng cây cỏ xước (độ 50 gr) rửa sạch, đem nấu với 2 chén nước để uống trong ngày.
Ngoài ra còn có bài thuốc “Lục vị địa hoàng gia giảm”, gồm các vị thuốc: hoài sơn, sơn thù, đơn bì, tục đoạn, thục địa, cốt toái bổ, ngưu tất (mỗi loại 12 gr), phục linh 10 gr, đỗ trọng 15 gr, trạch tả 6 gr. Các vị thuốc trên đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra; nước thứ hai cho tiếp 3 chén nước vào và nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Để phòng đau mỏi lưng do tính chất công việc, cần tránh khuân vác nặng quá sức; vận động, xoa bóp lưng sau mỗi 45 phút ngồi một chỗ làm việc...
 Món ăn bài thuốc chữa đau lưng 1
Dâu tằm - Ảnh: Đ.N.Thạch
 Món ăn bài thuốc chữa đau lưng 2
Quả nhàu - Ảnh: K.Vy
 Món ăn bài thuốc chữa đau lưng 3
Câu kỷ tử - Ảnh: Hạ Huy

20 bài thuốc chữa đau lưng

20 bài thuốc chữa đau lưng

Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH
Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.
Bài 1: Quả nhàu khô, Rễ Nhàu thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần một chén con. Hoặc Quả nhàu có thể sắc uống hằng ngày thay trà
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

Đau lưng | Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

Đau lưng

Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi những người là nhân viên văn phòng, lái xe, phi công, giáo viên, thợ may - những nghề phải ngồi hoặc đứng khom lưng lâu, ít hoạt động thể lực dễ mắc chứng đau vùng lưng, thắt lưng. Căn bệnh này thường xuất hiện từ tuổi trung niên. Nhóm thanh thiếu niên mải mê chơi games hay bị đau lưng từ trẻ, do để lưng làm việc lâu trong tư thế không đúng. Nhiều người đau lưng do va chạm, nằm ngồi, bê, khiêng vác, làm việc với máy tính, ngủ sai tư thế... khiến các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng bị giãn và cơn đau xuất hiện.
Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.
Nguyên nhân gây Đau lưng
Phân loại
 
Các nguyên nhân sinh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại.
1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại... đều có thể sinh đau lưng.
2. Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa...
Do tính chất phức tạp và nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau lưng. Vì vậy khi bị đau lưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng và chữa hiệu nghiệm.
Triệu chứng đau lưng
 
Nếu đau lưng phía trên kèm theo tức ngực, có ho kéo dài với sốt nhẹ, người bệnh sút cân kéo dài đó là dấu hiệu thường gặp trong bệnh lao. Đau lưng ở vùng giữa, hay gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên, có thể là đau cột sống. Đau lưng ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng có thể do bong gân, giãn dây chằng. Đau lưng nhiều ở đoạn cuối, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hoặc khi vặn mình là nguyên do thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi. Ở những người có tác phong đứng ngồi sai tư thế để cho hai vai thõng xuống cũng là 1 nguyên nhân gây ra đau lưng.
Người có tuổi bị đau lưng lâu năm, kèm thêm làm việc chóng mệt, hay tối sầm mặt mày đó là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống, gây hội chứng thiếu máu não. Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mãn.
Bạn cần phát hiện nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác để có phương pháp chữa phù hợp.
Cách chữa trị đau lưng
 
Trừ những trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh đau lưng:
    - Dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc.
    - Dùng các thuốc trị đau lưng. Trong đó quả Nhàu, rễ Nhàu là một trong những phương pháp trị đau lưng hiệu quả
    - Phẫu thuật.
    - Chữa bệnh gây đau lưng.
Đau lưng do lao, do nhiễm trùng đường tiết niệu, đường mật thì cần phải chữa nguyên nhân. Đau lưng thường, kể cả đau lưng ở phụ nữ có thai có thể chữa bằng cách sửa lại thói quen đứng, ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên phản, giường cứng, không nằm đệm hoặc võng, thường xuyên tập luyện hoặc dùng châm cứu, bấm huyệt. Trường hợp đau lưng do giãn dây chằng hoặc nghi trượt đĩa đệm cần để người bệnh nằm ngửa, bất động trong vài ngày, nên kê đệm ở chỗ khoeo chân và lưng, nên dùng các thuốc giảm đau uống kèm theo đắp khăn nóng.
Trong vài ngày nếu đau lưng không đỡ bạn nên đến phòng khám bệnh chuyên khoa để được khám và điều trị đặc hiệu.
Phòng ngừa đau lưng
 
Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng... Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.
Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông... Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.
Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.
Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.
Cùng danh mục

Trị đau lưng bằng món ăn và bài thuốc

Cách trị đau lưng bằng món ăn và bài thuốc

Hiên nay có nhiều cách trị đau lưng, chẳng hạn như trị bằng phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu. Trong đó, bạn vẫn có thể có cách trị đau lưng bằng những món ăn thuốc được giới thiệu sau.
Món quả nhàu: được dân gian dùng chữa bệnh này từ xa xưa, quả nhàu trị đau lưng, mỏi lưng rất hay. Có thể ăn quả nhàu chín mỗi ngày (ăn với muối) hoặc lấy quả nhàu chín ép lấy nước uống.
Trị đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu khô, rễ Nhàu thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống một chén con. Hoặc quả nhàu sấy khô có thể đun nước uống thay trà, dùng hằng ngày.
Trái nhàu giúp trị đau lưng

 
Thuốc bắc nấu cật lợn: Cật lợn 50g, cùng các vị thuốc như đỗ trọng 40g, tục đoạn 30g, đậu đen 20g. Làm sạch cật lợn rồi cho cùng các vị thuốc ninh (nấu) cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Thuốc bắc nấu cật heo giúp trị đau lưng

 
Món thịt bò lá lốt: Món này ngoài công dụng bổ máu còn trị đau nhức cơ thể, trị mỏi lung. Thịt bò 100g, lá lốt 100g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ.
Bó lá lốt giúp trị đau lưng
Là một loại rau thơm nhưng là lốt cũng giúp trị đau lưng

 
Cháo cá rô: Món này thích hợp cho người đau mỏi lưng do thận yếu. Lấy vài con cá rô đồng đem nấu với một ít tủy heo và vài nắm gạo tẻ, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Cháo cá rô  giúp trị đau lưng

 
Mồng tơi nấu móng giò: Móng giò lợn hầm với nước và ít rượu, nêm gia vị vừa miệng, hầm cho chín mềm, sau đó cho mồng tơi vào. Những người hay bị đau nhức lưng (dạng đau nhức do bệnh phong thấp) thì có thể dùng rau mồng tơi đem nấu với móng giò lợn.
Mùng tơi giúp trị đau lưng
Mùng tơi là rau ăn nhưng cũng giúp trị đau lưng
Quả dâu tằm: Cách dùng phổ biến nhất là lấy dâu tằm ngâm với rượu; đợi trong vòng vài tuần thì dùng nước rượu ngâm này. Có thể lấy dâu tằm và vị thuốc ngũ gia bì cùng đỗ trọng đem ngâm. Mỗi lần uống một cốc nhỏ (100ml), ngày uống 1 - 2 lần.
Dâu tằm giúp trị đau lưng

 
Trên đây là cách trị đau lưng bằng những món ăn gia truyền rất bổ ích mà bạn không cần dùng thuốc.

Bài tập trị đau lưng hiệu quả

Bài thuốc chữa đau lương bằng Nhàu:Quả nhàu khô hoặc Rễ Nhàu thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần một chén con. Hoặc Quả nhàu có thể sắc uống hằng ngày thay trà
Bài tập trị đau lưng hiệu quả
Bệnh đau lưng đang rất phổ biến, không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, và nó phát triển nhanh do nhiều người ngồi cả ngày trong văn phòng, ít vận động, hoặc ngồi sai tư thế, không tập thể thao... Bài tập thể dục đơn giản dưới đây giúp bạn trị đau lưng hiệu quả và nhanh chóng.
Bài tập không bóng
Bước 1:
   Chống hai chân xuống đất theo tư thế quỳ, đặt tay như hình vẽ. Giữ thẳng lưng, mắt hướng xuống dưới.
Bước 2:
    Tay trái đưa lên phía trước, chân phải duỗi thẳng. Tay và chân phải giữ nguyên ở tư thế ban đầu. Giữ tư thế này trong vòng 5 giây, sau đó đổi tay, chân.
Lưu ý:
    Bạn nên giữ cho lưng thẳng. Đầu không được ngẩng quá cao, cúi quá thấp. Lưng, chân, đầu luôn tạo thành một đường thẳng. Thở ra hít vào đều đặn. Với bài tập đơn giản trên sẽ giúp bạn trị đau lưng rất hiệu quả đó.
Tập với bóng
   Nên sử dụng những loại bóng nhỏ vừa tay, không quá cứng để tay được thoải mái
Bước 1:
Chống hai chân xuống đất theo tư thế quỳ, gập người, tay phải chống xuống đất, tay trái để trên bóng một cách thoải mái. Chú ý đặt tay phải cao hơn so với tay trái nửa bàn tay.
Bước 2:
    Để lưng thẳng, mắt hướng xuống dưới. Tay phải đưa lên phía trước, tay phải chống lên bóng, chân trái duỗi thẳng. Giữ tư thế như vậy trong vòng 5 giây sau đó đổi tay, chân.
Lưu ý: Luôn giữ lưng, chân và đầu thành một đường thẳng. Không để đầu ngẩng quá cao hoặc quá thấp.
Với 2 động tác trên sẽ nhanh chóng giúp bạn trị đau lưng nhanh chóng. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh.
Bài thuốc chữa đau lương bằng Nhàu:
Quả nhàu khô hoặc Rễ Nhàu thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần một chén con. Hoặc Quả nhàu có thể sắc uống hằng ngày thay trà

Mẹo hay trị đau lưng

Mẹo hay trị đau lưng

Những mẹo hay trị đau lưng sau đây sẽ giúp hạn chế phần nào những khó chịu do chứng đau phổ biến này gây ra.

1. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị đau lưng.
Vitamin trị đau lưng

2. Dùng dầu tỏi massage đều vùng lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.
Dầu tỏi trị đau lưng

3. Tập luyện thể thao đều đặn: đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng hiệu quả.

4. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng nên dễ bị đau lưng hơn. Đây là một trong những mẹo trị đau lưng rất hiệu quả.

5. Chườm vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.

6. Dùng dầu thảo mộc massage vùng lưng, massage đều đặn trong vòng 6 tháng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Massage trị đau lưng

7. Dùng nước ép 1 quả chanh hoà với 1 chút muối uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng. Nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.

9. Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và cải thiện chất lượng giường ngủ… cũng giúp giảm chứng đau lưng hiệu quả.

Nằm ngủ đúng tư thế trị đau lưng

10. Các chuyên gia khuyên nên uống nước đường hoặc nước mật ong ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng sẽ giúp trị chứng đau lưng hữu hiệu.
Bài thuốc Trị đau lưng, nhức mỏi chân tay hiệu quả:
Quả nhàu khô, rễ Nhàu thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống một chén con. Hoặc quả nhàu sấy khô có thể đun nước uống thay trà, dùng hằng ngày.


Với 10 mẹo trị đau lưng đơn giản và hiệu quả trên đây sẽ giúp bạn có cách trị đau lưng hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn dồi dào sưc khỏe.

Theo_DanTri

Phòng ngừa đau thắt lưng do sai tư thế

Phòng ngừa đau thắt lưng do sai tư thế

Đau thắt lưng là một trong những hội chứng rất thường gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.. Đau thắt lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây mất sức lao động và ốm đau cho những người dưới 45 tuổi; 5% dân số là tỷ lệ đau thắt lưng hằng năm; 50% người đau thắt lưng ở trong độ tuổi lao động. Khoảng 60 – 90% người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng ít nhất 1 lần trong đời.

Ai có thể mắc bệnh đau thắt lưng?
Tư thế ngồi đúng giúp bạn ngừa đau thắt lưng

    Thắt lưng là vùng được giới hạn từ bờ trên hai xương cánh chậu đến bờ dưới xương sườn 12, hai bên là hai cơ thẳng lưng. Đoạn cột sống thắt lưng có 5 đốt sống từ thắt lưng 1 đến thắt lưng 5 với 6 đĩa đệm.
Đoạn thắt lưng là đoạn chịu sức nặng của nửa trên cơ thể kháng lại trọng lực nên cấu tạo chắc, khỏe. Vùng thắt lưng có tầm vận động rộng gồm các động tác nghiêng, cúi, ngửa, xoay. Thắt lưng 5 (L5)  và cùng 1 (S1) là biên độ vận động lớn nhất của vùng thắt lưng; đây là vùng bản lề, đảm nhiệm khoảng 75% vận động cúi, ngửa vùng thắt lưng; thắt lưng 4 (L4) và thắt lưng 5 (L5) chiếm 20%; và 5% ở các mức khác. Lực đè nén cuối cùng của cột sống cũng dồn cả vào vùng L5 và S1.

    Đau thắt lưng là bệnh có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột ngay sau một vận động mạnh hoặc vận động không đúng cách và sai tư thế; Đối với trường hợp này thì bạn chỉ cần nằm nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau thông thường, điều trị vật lý sau một thời gian đau vùng thắt lưng cũng sẽ thuyên giảm, Nhưng quan trọng là vấn đề phục hồi lại chức năng vận động của vùng thắt lưng và đề phòng đau thắt lưng cấp và đau tái phát.

Phòng ngừa đau thắt lưng như thế nào?
   Có thể nói đau thắt lưng là bệnh hay tái phát nhất. Rất nhiều trường hợp đau thắt lưng cấp và đau tái phát là do người bệnh vận động sai tư thế, có thể những lần đau sau là do tổn thương thực thể của cột sống hoặc do một tình trạng bệnh lý mới xuất hiện.

   Cách phòng ngừa đau lưng cấp và đau lưng tái phát hiệu quả nhất là trong lao động và sinh hoạt hằng ngày phải giữ cho cơ thể ở tư thế đúng.

Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể sau đây có thể giúp bạn ngừa đau thắt lưng hiệu quả:

Ngồi:
Tư thế ngồi làm việc đúng giúp bạn ngừa đau thắt lưng


    Hạn chế các tư thế làm gấp cột sống, những người đã bị đau lưng đặc biệt là thoát vị đĩa đệm không được ngồi xổm. Nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể mình để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Nếu cần có thể dùng một gối mỏng kê đỡ vùng thắt lưng để duy trì đường cong bình thường của đoạn cột sống này.

  Đứng:
Tư thế đứng thẳng lưng giúp ngừa đau thắt lưng

    Khi đứng phải đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, cân xứng hai bên. Cần giữ độ cong bình thường của cột sống đặc biệt là đoạn thắt lưng, không ưỡn bụng và thắt lưng. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ cần hạn chế mang giầy cao gót, không  nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình cao lên. Cần hạn chế các động tác cúi làm gấp cột sống với những người bị thoát vị đĩa đệm cần.

 Khi bê và mang đồ vật đi:
    Khi bạn muốn mang một vật nào đó đi chỗ khác bạn cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:
● Ôm chắc đồ vật đó bằng hai tay.
● Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang ngực – thắt lưng.
● Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường.
● Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn.

Tư thế mang vác đúng giúp bạn ngừa đau thắt lưng


Khi bê hoặc nâng đồ vật lên:
   Bạn nên chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:
● Hai bàn chân đứng cách nhau một khoảng rộng phù hợp để tạo chân đế vững chắc.
● Ngồi xổm xuống (bằng cách gấp khớp gối và khớp háng) không cúi gấp cột sống.
● Đưa đồ vật cần bê vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
● Nâng đồ vật đó lên bằng cách đứng dậy. Không dùng cơ thắt lưng để nâng vật đó lên.
● Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn trong khi thực hiện động tác.
● Giữ cho độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường.

PGS.TS. Trần Văn Chương
(Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai)

Chữa đau lưng bằng món ăn

Chữa đau lưng bằng món ăn

Đau lưng có thể khiến chúng ta đứng khó, ngồi khó và thậm chí đi lại cũng khó. Đau lưng là căn bệnh đã rất phổ biến trong tình hình hiện nay. Sau đây là một số món ăn góp phần làm giảm chứng đau lưng:

Bài 1: Dùng 300 gr thịt dê, 3 gr vỏ quít (trần bì), 1-2 củ cải trắng, mấy gốc hành ta, 3 gr tấn phát, 3 gr thảo quả, cùng với các gia vị tiêu, gừng. Chế biến: thịt dê cắt lát mỏng, củ cải cắt nhỏ vừa dùng, vỏ quýt thì bỏ lụa trắng bên trong, cắt nhỏ, gừng cắt lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi để nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này trị được chứng lưng đau do thận suy, do ngồi lâu làm việc.
Bài 2: Thịt dê 200-300 gr, lột bỏ màng mỡ, cắt mỏng rồi đem nấu với gốc hành ta, một ít gừng tươi, tiêu, nấu lấy nước dùng, hoặc lấy nước đem nấu cháo sẽ có công dụng chữa tình trạng lưng đau và mỏi.
 

Lưu ý: với những người đang phát ban, bị cảm sốt, hoặc bụng đầy trướng thì không nên dùng thịt dê.
 Bài 3: Dùng phần lõi bên trong của bầu dục heo, cùng các vị thuốc đỗ trọng, ngọc trúc, câu kỷ tử, khiếm thực (mỗi vị 5 gr), và các gia vị. Tất cả đem hầm chung cho chín mềm, nêm nếm gia vị để dùng; có công dụng chữa các chứng đau lưng, thận suy.
Ngoài ra, trong dân gian còn dùng quả Nhàu để chữa trị chứng đau mỏi lưng. Cách dùng đơn giản: hái quả Nhàu đã già nhưng chưa chín đem ủ trong muối hạt cho đến khi chín, rồi chấm muối hạt để ăn, ăn 2-3 lần (mỗi lần 1 quả) trong ngày. Ngoài ra có thể dùng quả Nhàu để ngâm ruợu hoặc sắc uống nước hằng ngày (rễ Nhàu cũng có công dụng tương tự). Ngày nay quả nhàu được chế biến thành các sản phẩm: Nước cốt nhàu, viên nhàu, bột nhàu, ... cũng có công dụng rất tốt trong hỗ trợ điều bệnh đau lưng, xương khớp, phong thấp, cao huyết áp, phòng ngừa ung thư, ...  và một số bệnh khác
Bên cạnh đó, để phòng đau mỏi lưng do tính chất công việc, cần tránh khuân vác nặng quá sức; vận động, xoa bóp lưng sau mỗi 45 phút ngồi một chỗ làm việc...