Bệnh đau lưng
gặp ở mọi lứa tuổi những người là nhân viên văn phòng, lái xe, phi
công, giáo viên, thợ may - những nghề phải ngồi hoặc đứng khom lưng lâu,
ít hoạt động thể lực dễ mắc chứng đau vùng lưng, thắt lưng. Căn bệnh
này thường xuất hiện từ tuổi trung niên. Nhóm thanh thiếu niên mải mê
chơi games hay bị đau lưng từ trẻ, do để lưng làm việc lâu trong tư thế
không đúng. Nhiều người
đau lưng
do va chạm, nằm ngồi, bê, khiêng vác, làm việc với máy tính, ngủ sai tư
thế... khiến các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng bị giãn và cơn đau
xuất hiện.
Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ
có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân
đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị
đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.
Phân loại
Các nguyên nhân sinh
đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại.
1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm
tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp
dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng
giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt
sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn
hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp
lại... đều có thể sinh đau lưng.
2. Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như:
phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy
sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm
cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và
đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa...
Do tính chất phức tạp và nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau lưng. Vì
vậy khi bị đau lưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng
và chữa hiệu nghiệm.
Nếu đau lưng phía trên kèm theo tức ngực, có ho kéo dài với sốt nhẹ,
người bệnh sút cân kéo dài đó là dấu hiệu thường gặp trong bệnh lao.
Đau lưng ở vùng giữa, hay gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên, có thể là đau cột sống.
Đau lưng ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng có thể do bong gân, giãn dây chằng.
Đau lưng
nhiều ở đoạn cuối, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hoặc
khi vặn mình là nguyên do thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt đau vùng thắt lưng
kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây
thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi. Ở những người có tác phong đứng ngồi sai
tư thế để cho hai vai thõng xuống cũng là 1 nguyên nhân gây ra đau lưng.
Người có tuổi bị đau lưng lâu năm, kèm thêm làm việc chóng mệt, hay tối
sầm mặt mày đó là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống, gây hội chứng
thiếu máu não. Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng
thắt lưng là chuyện bình thường. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường
ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng
cấp hoặc mãn.
Bạn cần phát hiện nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác để có phương pháp chữa phù hợp.
Trừ những trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh
đau lưng:
- Dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc.
- Dùng các thuốc trị đau lưng. Trong đó
quả Nhàu, rễ Nhàu là một trong những phương pháp trị đau lưng hiệu quả
- Phẫu thuật.
- Chữa bệnh gây đau lưng.
Đau lưng do lao, do nhiễm
trùng đường tiết niệu, đường mật thì cần phải chữa nguyên nhân. Đau lưng
thường, kể cả đau lưng ở phụ nữ có thai có thể chữa bằng cách sửa lại
thói quen đứng, ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên phản, giường cứng, không
nằm đệm hoặc võng, thường xuyên tập luyện hoặc dùng châm cứu, bấm huyệt.
Trường hợp đau lưng do giãn dây chằng hoặc nghi trượt đĩa đệm cần để
người bệnh nằm ngửa, bất động trong vài ngày, nên kê đệm ở chỗ khoeo
chân và lưng, nên dùng các thuốc giảm đau uống kèm theo đắp khăn nóng.
Trong vài ngày nếu đau lưng không đỡ bạn nên đến phòng khám bệnh chuyên khoa để được khám và điều trị đặc hiệu.
Để phòng ngừa
đau lưng, cần
tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người
mang xách vật nặng... Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ
chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi
người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho
khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động
tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau
lưng do tư thế gây nên.
Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái.
Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ
thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau
lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần
phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen
rụt cổ, khom lưng hoặc co hông... Những tư thế này tuy có lợi cho những
công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình
trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm
việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế
do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm
một số động tác ngược với tư thế làm việc.
Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng
lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên
làm động tác xoay hướng về bên trái.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột.
Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi
có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên
xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa
đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.
Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi,
tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong
một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình
trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ
ít đến nhiều.