Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Những nguyên nhân gây đau lưng có thể bạn chưa biết

Nhiều người vẫn nghĩ, đau lưng là do tổn thương các đốt sống, cúi gập nhiều... Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác như loét dạ dày, vẩy nến hay thiếu vitamin D.
1. Loét dạ dày
- Cảm giác: Đau ở giữa lưng.
- Nguyên nhân: Loét dạ dày hoặc tá tràng có thể khiến cơn đau lan ra phía sau.
- Điều trị: Nội soi là phương pháp khẩn cấp để xem mức độ loét dạ dày đến đâu. Sau khi chẩn đoán, cần phải dừng ngay thuốc kháng viêm hoặc aspirin giảm đau, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm vết loét và làm chảy máu dạ dày.
Nếu nội soi không cho thấy dấu hiệu của loét dạ dày, bạn có thể gặp vấn đề ở đại tràng, tuyến tụy hoặc sỏi thận. Các bác sĩ sẽ siêu âm cho bạn để tìm ra nguyên do chính xác.
2. Vảy nến
- Cảm giác: Đau ở phần lưng dưới, khiến bạn ngủ không ngon. Các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, sáng sớm thì biến mất. Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi.
- Nguyên nhân: Có thể bạn đang mắc phải căn bệnh da liễu rất phổ biến là bệnh vẩy nến (đặc trưng bởi các nốt đỏ dày đặc có vảy trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu...). Hơn 10% các trường hợp, triệu chứng viêm khớp xuất hiện trước khi bị bệnh vẩy nến. Bạn có thể bị đau gót chân, một mắt đỏ, đau nhức, viêm gân hoặc viêm khớp ở các ngón chân, ngón tay.
- Điều trị: Chụp X-quang, MRI hoặc xạ hình có thể phát hiện tình trạng viêm khớp, bệnh vẩy nến. Việc điều trị bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (không cortisone), thuốc bảo vệ dạ dày.
dau-5517-1381912552.jpg
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân như loét dạ dày, thiếu vitamin D... Ảnh: Femmeactuelle.
3. Thiếu vitamin D
- Cảm giác: Đau lưng kéo dài thành bệnh mãn tính, gây trầm cảm, mệt mỏi.
- Nguyên nhân: Những cơn đau có thể liên quan đến việc thiếu vitamin D tổng hợp.
- Điều trị: Nếu bạn không hay ra ngoài ánh sáng mặt trời, tiêu thụ rất ít thức ăn chứa vitamin D như dầu cá, gan, uống sữa... bạn nên thực hiện một xét nghiệm máu kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Canxi - vitamin D là cặp không thể tách rời, bạn cần đảm bảo một lượng canxi cần thiết bằng cách chú ý đến hàm lượng trên mỗi sản phẩm, uống sữa, nước khoáng giàu canxi ...
4. Loãng xương
- Cảm giác: Những người phụ nữ mãn kinh (kể cả đàn ông) thường xuyên cảm thấy đau cột sống, co thắt các cơ cạnh sống, dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã.
- Nguyên nhân: Loãng xương do sự lão hoá cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, gây loãng xương. Bệnh này cũng có thể do bạn  ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, phospho, magne, axit amin và các nguyên tố vi lượng hoặc bị suy giảm miễn dịch.
- Điều trị: Chụp X-quang để biết được trọng lượng xương của bạn. Hãy thực hiện một số bài tập giúp giảm đau nhức xương, bổ sung vitamin D kết hợp với một chế độ ăn uống giàu canxi.
5. Đau xơ cơ
- Cảm giác: Đau lan toả toàn bộ cơ thể, dưới phần thắt lưng, không có giới hạn rõ ràng của vùng đau, có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp.
- Nguyên nhân: Bệnh đau xơ cơ là hiện tượng do rối loạn hệ thống chống đau của cơ thể, cụ thể là do thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ.
- Điều trị: Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với vật lý trị liệu như massage, nhiệt trị liệu, xoa bóp, châm cứu kết hợp điều trị tâm lý.
bai-3981-1381912553.jpg
Những bài tập yoga, thể dục... giúp ích nhiều cho bệnh đau lưng của bạn. Ảnh: Doctissimo.
6. Căng thẳng
- Cảm giác: Đau lưng, nhức đầu, đau bụng... dần dần bạn càng cảm thấy tồi tệ.
- Nguyên nhân: Những biến đổi mạnh về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp dễ dẫn đến những cơn đau kiểu này. Sự căng thẳng dễ gây nên đau thắt các cơ, làm bạn khó chịu.
- Điều trị: Bình tĩnh xử lý mọi chuyện, không vội vàng, hấp tấp. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể thao, yoga, thái cực quyền, aerobic...
7. Thừa cân
- Cảm giác: Đau lưng, chân, gối.
- Nguyên nhân: Cân nặng quá mức làm giãn cơ bắp, gây đau lưng và các bệnh viêm xương khớp cột sống. Cần chú ý đến sự xấu đi của bệnh viêm xương khớp ở  xương hông và phía trên đầu gối. Cứ khi trọng lượng cơ thể tăng 1kg, phần cơ ở đầu gối sẽ phải gánh thêm 4kg quá tải.
- Điều trị: Cố gắng giảm cân, tập thể thao, chú ý vào các bài tập chống đau lưng kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp.
Sông Ngân (Theo Femme Actuelle)

Các biến chứng của thoái hóa cột sống

Các biến chứng của thoái hóa cột sống cố 

Thoái hóa đốt sống cổ
+ Chèn ép rễ thần kinh cánh tay  : đau thần kinh cánh tay với các triệu chứng  cứng cổ, đau cánh tay, tê bàn tay và hạn chế vận động cổ, vai, cánh tay. các triệu chứng này lúc đầu nhẹ, sau nặng dần.
+ Chèn ép rễ thần kinh cổ 2, 3  : gây  đau dây thần kinh chẩm lớn ở phía sau đầu.
+ Chèn ép tủy : bệnh lý tủy cổ mạn tính do thoái hóa : rối loạn vận động tay chân,  liệt nửa người hoặc liệt hai chân.
+ Chèn ép động mạch sống  : gây hội chứng thiếu máu não cục bộ
+ Chèn ép hạch thần kinh giao cảm cổ  :  gây hội chứng giao cảm cổ sau với các  rối loạn hoạt động  tim và các nội tạng khác.

Các biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng 

Thoái hóa đốt sống thắt lưng
+ Chèn ép hay gây tổn thương cho các rễ dây thần kinh tọa :  gây đau thần kinh tọa, bệnh mãn tính đau đớn kéo dài và giảm vận động chân đau.
+ Chèn ép tủy thắt lưng – cùng : gây bệnh lý tủy thắt lưng – cùng mạn tính do thoái hóa :  các chi bị teo cơ, yếu bại,  đại tiểu tiện không tự chủ, tàn phế . 
    Tất cả các bệnh trên đây đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và tốn kém do chi phí điều trị, chăm sóc .

    Nắm được nguyên nhân , cơ chế của các bệnh lý do thoái hóa cột sống gây ra chúng ta có biện pháp phòng bệnh. Nếu bị bệnh rồi, phương hướng xử lý cho đúng với mỗi tình huống là vấn đề hết sức quan trọng,  đừng để những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ngân nguyễn

Nguyên nhân chính gây đau lưng ở người cao tuổi

Bệnh đau lưng là bênh rất phổ biến thường gặp ở người tầm tuổi trung niên hoặc người già. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng như cột sống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc ngồi, làm việc không đúng tư thế. Sau đây là 3 nguyên nhân chính gây bệnh đau lưng ở người già mà mọi người nên tìm hiểu kĩ.

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng

Bị căng cơ

Khi chúng ta bị ngã hoặc mang vác các vật nặng thì có thể gây căng cơ. Khi bị bệnh thì kể cả những cử động rất nhẹ nhàng như đứng lên hoặc ngồi xuống cũng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Tổn thương dây chằng vùng thắt lưng xảy ra khi dây chằng ( các mô liên kết dạng sợi, rất dẻo dai, gắn kết cơ với xương và khớp) bị căng quá mức hoặc rách gây viêm khiến các cơ vùng lưng bị co lại gây ra các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng. Điểm đau thường cố định và không lan xuống vùng chân, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khiến cơn đau dịu dần.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng, nguyen nhan gay benh dau lung
Ảnh minh họa
Khi bạn ngồi, đi đứng hoặc làm việc hoặc mang vác các vật nặng không đúng tư thế sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Các vấn đề như tuổi tác, các bệnh bẩm sinh về cột sống, thoái hóa đốt sống cũng là những nguyên nhân chính gây bệnh. Ngoài ra thoái hóa đĩa điệm cũng có thể do di truyền. Bố mẹ có đĩa đệm yếu hoặc bất thường thì con cái sinh ra sau này cũng dễ mắc phải căn bệnh này.

Đau lưng do dây thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra phần nhiều do mang vác vật nặng, do tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể người kéo dài từ hông đến giữa đùi xuống khoeo chân thì chia làm 2 nhánh chạy xuống bàn chân.
Triệu chứng của đau dây thần kinh tọa là cảm thấy đau ở giữa lưng hay bị lệch một bên. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi khi cúi xuống hoặc va chạm mạnh khi gặp ổ gà hoặc vấp phải vật gì đó. Cảm giác đau thường làn ra rất nhanh ở rất nhiều bộ phận từ hông, mông, đùi, khoeo, gót chân hoặc đau ngược từ dưới trở lên. Chỉ cần những cử động nhẹ như nói, cười, ho cũng làm lưng đau nhức.
Đau lưng là căn bệnh gây cản trở khá nhiều đối với những sinh hoạt hằng ngày, trên đây là 3 nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở người già mà mọi người nên biết. Bệnh có thể tiến triển từ nhẹ cho đến rất nặng, đau khi cúi, nghiêng người, không thể bê đỡ được vật nặng…Nếu bệnh tình có chiều hường ngày một nặng hơn thì tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để kịp thời chữa trị.
Sưu tầm

Nguyên nhân gây đau thắt lưng

Phần lớn các ca đau thắt lưng không có nguyên nhân bệnh lý mà chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ làm làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi.
 Đau thắt lưng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho tuổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống ( di truyền), vẹo cột sống, ung thư di căn cột sống thắt lưng, gãy xương sống thắt lưng...
Ảnh minh họa
 Trong một ngày dù bạn đứng, ngồi hay cúi lưng cột sống vẫn phải chịu đựng sức nặng của cơ thể. Vì phải chịu sức nặng như vậy nên các bệnh lý ở cột sống rất dễ phát sinh, nhất là khi cột sống phải “làm việc ngoài giờ”. Áp lực tăng gấp ba lần lên các đĩa đệm ở cột sống khi bạn chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng đã tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống.
 Biết cách giữ tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phòng tránh chứng đau thắt lưng và các chấn thương cho cột sống. Những tư thế đúng khi đứng, ngồi, hay mang vật nặng giúp trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều khắp cột sống và duy trì độ cong sinh lý tự nhiên của cột sống, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất sức nặng đè lên cột sống. Vì vậy nên hạn chế sự làm việc quá mức của một phần nào đó của cột sống để giảm thiểu sự mệt mỏi hoặc chấn thương.
 Do đau thắt lưng cấp đa số bắt nguồn từ làm việc sai tư thế nên trong hơn 90% trường hợp, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng cách bảo tồn đúng đắn (không phẫu thuật) thì sẽ sớm khỏi đau và có thể trở lại với công việc hàng ngày. Thời gian điều trị bảo tồn thường mất khoảng 3 tháng.
 Ngoài ra có thể dùng thuốc để điều trị các cơn đau cấp. Tuy vậy, phần lớn các thuốc giảm đau, kháng viêm thường đi kèm với các biến chứng trên bao tử cũng như trên thận. Gần đây, một vài thuốc mới như meloxicam (Mobic), celecoxib, nimesulide… đã giúp giảm đáng kể các nguy cơ này.
Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:
 - Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút
 - Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
 - Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu
 Một số điều không nên:
 - Hạn chế thời gian ngồi. Nên đặt tay lên bàn khi ghế không tay tựa hay thiếu chỗ dựa
 - Không nên ngồi lom khom
 - Không nên ngồi ẹo sang bên
 - Không nên đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài
 Một số điều nên:
 - Đi giày đế bằng
 - Đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
 - Hãy đứng khi có thể, đi lại mỗi 30 phút
 - Thường xuyên thay đổi tư thế để vận động lưng, thắt lưng, bảo vệ cột sống và giúp các cơ hoạt động
 Bạn cần làm gì khi bị đau thắt lưng cấp tính:
 - Khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống/khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn
- Nằm nghỉ trên giường nệm dày trong vài ba ngày đầu
 - Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng càng sớm càng tốt các cơ bụng và cơ thắt lưng để sớm phục hồi
 - Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ
 - Có thể áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ: phục hồi chức năng, vận động trị liệu
 Đến gặp bác sĩ ngay nếu:
 - Cơn đau thắt lưng lan đến chân
 - Có cảm giác tê, kim châm hay đau nhói ở chân
 - Có cảm giác yếu chân và không thể đứng dậy trên bàn chân
 - Mất kiểm soát tiêu tiểu (thường gặp ở các chứng đau lưng nặng)
 Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống / khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.
Sưu tầm

Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp, rõ rệt nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa đau lưng và đau thắt lưng. Tuy nhiên, đau lưng là đau vùng đốt sống cao hơn, từ đốt sống ngực cao (dưới đốt sống cổ) xuống đến vùng nối lưng thắt lưng (nằm cao hơn thắt lưng quần khoảng một gang tay). Còn đau thắt lưng là tình trạng đau ở vị trí 1/3 dưới của lưng. Đau thắt lưng thường xảy ra hơn so với đau lưng.
Đau thắt lưng cấp tính có thể tự hết sau 1-3 tuần. Đau thắt lưng cấp tính nếu không được điều trị đúng cách và thường xuyên tái phát thì sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ban đầu, cơn đau thắt lưng cấp tính tái phát khoảng vài tháng một lần, sau đó tăng dần, thường xuyên hơn và chuyển thành đau thắt lưng mạn tính hoặc đau lan xuống một chân (gọi là đau thần kinh tọa).

 
Ảnh minh hoạ.
Thống kê cho thấy, khoảng 80% người trung niên bị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa các đốt sống thắt lưng kèm theo phản ứng viêm, làm giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, chèn ép vào các rễ thần kinh và gây đau với nhiều mức độ khác nhau. Theo các nhà khoa học, tùy vào tính chất đau mà đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng được chia thành ba thể lâm sàng:
- Đau thắt lưng cấp tính thường xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và sai tư thế hoặc có thể do chấn thương.
- Đau thắt lưng mạn tính với đặc trưng là đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, hay tái phát; cơn đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết và giảm lúc nghỉ ngơi.
- Đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa (một hoặc hai bên) với biểu hiện là đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, cẳng chân, có thể lan xuống gót chân hay các ngón chân.
Thông thường, để giảm đau thắt lưng ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm,… kết hợp với nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống hay xoa bóp, chườm nóng,… Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, độc với gan, thận,…
Hiện nay, bên cạnh các biện pháp thông thường, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn dùng thêm các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học, điển hình là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng và độ chắc khỏe của xương, kết hợp cùng nhiều thành phần khác như: thiên niên kiện, nhũ hương,… Cốt Thoái Vương giúp phòng ngừa và hỗ trị điều trị, ngăn chặn quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng, đồng thời có tác dụng giảm đau thắt lưng, ngăn chặn tái phát và phục hồi vận động cho người bệnh.
Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103, Đại học Y Hà Nội… và đều cho kết quả tốt đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Kết quả nghiên cứu của Cốt Thoái Vương tại bệnh viện Quân Y 103 trên 100 bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cho thấy: 88% trường hợp giảm đau tốt và rất tốt, không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, công thức máu.
Từ khi xuất hiện đến nay, Cốt Thoái Vương đã mang lại tin vui cho nhiều bệnh nhân bị đau lưng do thoái hoá cột sống, trong đó có ông Nguyễn Xuân Diễn (Lâm Thao, Phú Thọ). Khoảng 10 năm trở lại đây, ông bắt đầu bị đau lưng và mức độ đau tăng dần. May mắn đã đến với ông Diễn khi biết đến sản phẩm Cốt Thoái Vương: Sau khi uống 4 - 5 hộp Cốt Thoái Vương với liều sáng 3 viên, chiều 2 viên, tôi thấy người khác hẳn. Trước kia chỉ làm việc được một tiếng thì đã đau mỏi lưng, nhưng bây giờ làm liên tục 2 - 3 tiếng không vấn đề gì, dai sức hơn nhiều…- ông chia sẻ.
Các chuyên gia lưu ý, ngay khi có hiện tượng đau thắt lưng, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc uống Cốt Thoái Vương hàng ngày, người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không mang vác quá sức hay làm việc sai tư thế,...
Sử dụng Cốt Thoái Vương trong hỗ trợ điều trị các bệnh về cột sống, đĩa đệm:
1. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương năm 2009 tại ĐH Y Hà Nội cho thấy: Cốt Thoái Vương giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng như hội chứng cột sống, hội chứng rễ, các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đau thần kinh toạ,… và không gây tác dụng phụ.
2. Nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 về tác dụng của Cốt Thoái Vương năm 2010 cho thấy: Nhóm dùng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện vận động cột sống thắt lưng tốt hơn.
3. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương năm 2011 tại bệnh viện Quân y 103 cho thấy: 88% trường hợp giảm đau tốt và rất tốt; không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, công thức máu.

Bệnh gai cột sống - bổ sung canxi có ảnh hưởng không

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Căn bệnh này là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó thường xuyên gây ra đau nhức, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống. Ngoài điều trị bằng thuốc và các phương pháp trị liệu, chế độ ăn cũng rất quan trọng.  

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường gặp ở người có tuổi từ 35 - 40 trở lên. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh. Nguyên nhân gây bệnh ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, còn nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Đôi khi cũng có những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, lan sang các vùng khác như vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Hình minh họa
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng
Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì chế độ ăn uống được xem là  yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Nhiều người bệnh cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức ăn giàu canxi như tôm, cua… Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm sai lầm vì canxi trong thực phẩm khi ăn vào nếu thừa đều được thải ra đường phân, vì cơ thể tự điều chỉnh và hấp thụ đủ yêu cầu (loại trừ canxi trong thuốc).

Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi trong thực phẩm không ảnh hưởng đến bệnh, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố quan trọng cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.

Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải uống thuốc sau khi ăn. Căn cứ tình trạng bệnh tật, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định phẫu thuật thích hợp.
Hà Phương - Sưu tầm

Thoái hóa cột sống thắt lưng

1. Định nghĩa

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.

2. Nguyên nhân

Thoát hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động...
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đilặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Ảnh minh họa

3. Chẩn đoán

3.1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán thoái hóa cột sống đơn thuần dựa vào những dấu hiệu lâm sàng (đau cột sống có tính chất cơ học, và có dấu hiệu trên X quang thường quy như: hẹp khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống. Cần lưu ý bệnh nhân phải không có triệu chứng toàn thân như: sốt, gầy sút cân, thiếu máu... Cần làm các xét nghiệm máu (bilan viêm, phosphatase kiềm...) để khẳng định là các thông số này bình thường. Trường hợp có các bất thường về lâm sàng (đau quá mức, gầy sút, sốt...) hoặc tốc độ máu lắng tăng cao, cần tìm nguyên nhân (xem thâm bài đau cột sống thắt lưng).
Thoái hóa cột sống thắt lưng ít khi diễn ra một cách đơn thuần, đa phần kết hợp với thoái hóa đĩa đệm cột sống, có thể thoát vị đĩa đệm cột sống và ở người có tuổi, thường phối hợp với loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng xương.
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.
Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có hiểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại cột sốt. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống).
3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng
* X quang thường quy cột sống thẳng, nghiêng: Hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống. Trường hợp trượt đốt sống có chỉ định chụp chếch 3/4 phải, trái nhằm phát hiện tình trạng "gẫy cổ chó".
* Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa: Bình thường.
* Chụp cộng hưởng từ cột sống: chỉ định trong trường hợp thoát vị đĩa đệm.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: có dấu hiệu toàn thân như: sốt, thiếu máu, gầy sút cân, hạch ngoại vi... cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dưới đây:
* Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (đặc biệt viêm cột sống dính khớp): nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng cùng, X quang có viêm khớp cùng chậu, xét nghiệm tốc độ lắng máu tăng.
* Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao); đau tính chất kiểu viêm, đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân; X quang có diện khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều; cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt sống, xét nghiệm bilan viêm dương tính.
* Ung thư di căn xương: đau mức độ nặng, kiểu viêm; kèm theo dấu hiệu toàn thân, X quang có hỷ xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và xạ hình xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán.

4. Điều trị

4.1. Nguyên tắc

* Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
* Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trường hợp có chèn ép rễ có thể chỉ định ngoại khoa.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Vật lý trị liệu
Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng...
4.2.2. Điều trị nội khoa
* Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO
+ Bậc 1 - Paracetamol (Paracetamol, Tylenol 8h...) 500mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4gram/ngày. Thuốc có thể gây hại cho gan.
+ Bậc 2 - Paracetamol kết hợp với codein, với codein hoặc tramadol: Efferalgan -codein 2-4 viên/24h; Ultracet 2-4 viên/24h.
+ Bậc 3 - Opiat và dẫn xuất của opiat
* Thuốc chống viêm không steroid
Chọn một trong các thuốc sau. Lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn).
+ Diclofenac (Votaren) viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75 mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg:2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 -3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận trọng ở người cao tuổi.
+ Thuốc chống viêm bôi ngoài da: voitaren emugel, profenid gel.
* Thuốc giãn cơ: Eperisone (myonal 50mg): 3 viên/ngày, hoặc Tolperisone (mydocalm 50mg): 2-6 viên/ngày.
* Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm
+ Glucosamine sulfate và chondroitin sulphat (Viartril-s 1500mg/ngày), dùng kéo dài.
+ Thuốc ức chế IL1: Diacerhein (artrodar 50mg) 1-2 viên/ngày.
* Tiêm corticoid tại chỗ: tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison acetat trong trường hợp đau thần kinh tọa, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu (dưới màn tăng sáng hoặc hướng dẫn của CT).
4.2.3. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đót sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả.

5. Theo dõi và quản lý

* Theo dõi và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.
* Giáo dục tư vấn các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu.
* Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống khi cần...)
Sưu tầm

Nhận diện cơn đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới teo cơ, nặng hơn là gây tàn phế. Một trong những dấu hiệu giúp nhận biết đau thần kinh tọa là triệu chứng đau rất điển hình. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa, trong đó, thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ khoảng 60 - 90%. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa dọc xuống mông và có thể lan đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân; đau nhói ở thắt lưng. Cường độ đau tăng lên khi ho, hắt hơi và giảm lúc nằm nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đau thần kinh tọa còn có thể kèm hiện tượng tê, yếu chân hoặc teo cơ,…
Nhận diện cơn đau thần kinh tọa
Ảnh minh họa.
Trong điều trị đau thần kinh tọa, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đặc biệt được khẳng định qua những nghiên cứu khoa học mà đi đầu là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh giúp tăng cường sức đề kháng và độ chắc khỏe của xương, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: thiên niên kiện, nhũ hương,… Cốt Thoái Vương có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng đau do đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống gây ra. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội trên bệnh nhân đau thần kinh tọa. Kết quả cho thấy: Cốt Thoái Vương có tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả, cải thiện mức độ linh động cột sống.
Bên cạnh việc duy trì dùng Cốt Thoái Vương, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần tránh vận động mạnh, tập thể dục đều đặn và điều trị tích cực đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Minh Trí

Các bệnh lý xương khớp thường gặp

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Đây là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Bệnh gây đau khớp, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương ở các đốt sống, làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cụt dính liền với nhau và tạo thành xương cùng và xương cụt.  Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống sống, bên trong ống sống chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu.
Các bệnh lý xương khớp thường gặp
Ảnh minh họa

Cột sống bị thoái hóa như thế nào?

Thoái hóa cột sống không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa của xương khớp. Cột sống đồng thời vừa phát triển vừa thoái hóa trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, nhưng tùy theo lứa tuổi mà sự phát triển hay sự thoái hóa nhiều hơn. Người ta thấy rằng cột sống bắt đầu thoái hóa từ năm 2 tuổi, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau. 
Các yếu tố nguy cơ tác động lên quá trình thoái hóa cột sống gồm: ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại trong thức ăn, nước uống, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, bệnh viêm khớp… làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, nặng hơn.  Những người ít vận động, làm các công việc có cử động đơn điệu lặp đi lặp lại, người béo phì… cũng làm quá trình thoái hóa của cột sống ngày càng trầm trọng. 
Thoái hóa cột sống có thể gây ra các bệnh đi kèm như thoái hóa dây chằng và mấu khớp, thoái hóa dạng chồi xương thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm… Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người trên 30 tuổi, nhưng mỗi lứa tuổi thường có loại bệnh đặc trưng như: thoát vị đĩa đệm gặp nhiều ở độ tuổi 30 - 40; thoái hóa dây chằng lại hay xảy ra ở những người 50 - 60 tuổi; thoái hóa thân đốt sống và thoái hóa phì đại khớp thường thấy ở lứa tuổi trên 60…
Gai cột sống: thoái hóa cột sống làm cho thoái hóa bao xơ của đĩa đệm, dẫn đến bao xơ bị dòn, nứt nẻ, tạo khe hở để nhân nhầy thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Khối thoát vị lồi ra kéo theo màng xương cạnh nó, sau một thời gian xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương tạo thành “gai cột sống”. Chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh những cái gai nhọn. Trường hợp khối thoát vị đĩa đệm gây đau nặng hay tê yếu, bệnh nhân phải đi khám và được điều trị sớm nên tránh được gai cột sống. Trái lại các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì do không gây chèn ép vào thần kinh nên bệnh âm thầm tiến triển tạo ra những cái “gai cột sống”. Tuy nhiên chỉ những trường hợp “gai cột sống ” gây đau mới cần phải phẫu thuật cắt bỏ gai.
Đau thần kinh tọa: dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được tạo thành bởi các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại, chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân. Một nguyên nhân gây đau thần kinh toạ là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Khi khối thoát vị chèn ép vào các rễ tạo thành thần kinh tọa sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Biểu hiện đau thần kinh tọa là đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân, có thể kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa còn có thể do các nguyên nhân khác như: hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọagây ra.
Khối thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ thì có thể gây ra đau cổ, vai, tay; thoát vị ở vùng ngực gây đau thần kinh liên sườn; thoát vị đoạn thắt lưng gây ra đau, tê hoặc yếu liệt chân. 
Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, đau cổ hoặc gây ra đau thần kinh tọa và các bệnh lý khác mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm.

Cách phòng và chữa bệnh

Phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp: giảm cân nặng, chống béo phì. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, 3 lần một tuần hay tốt nhất là hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa cột sống. Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia. Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể gây thoái hóa cột sống sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng… cần kiểm tra thường xuyên để điều trị kịp thời các tổn thương cột sống. 
Nguồn: Sưu tầm

Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì

Đau lưng có thể là hiện tượng sinh lý, xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc gò bó, đơn điệu về tư thế (ngồi một chỗ, ít hoạt động...) với cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh đáng lo ngại.
Ảnh minh họa
Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau lan xuống chân thì là do đau thần kinh tọa hoặc đau cột sống. Nếu đau vùng lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau nhiều khi lan xuống mông hoặc chân bên thì đó cũng là biểu hiện cuả bệnh thần kinh tọa.
Nếu có vấn đề ở rễ thần kinh, cơn đau lưng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc. Còn nếu đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, đôi khi kèm theo sốt, nghĩa là thận có vấn đề. Nên nghĩ đến chứng sỏi thận, sỏi niệu quản nếu có cơn đau dữ dội từ sau lưng chạy xuống cơ quan sinh dục.
Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu...
Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau lan xuống chân thì là do đau thần kinh tọa hoặc đau cột sống. Nếu đau vùng lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau nhiều khi lan xuống mông hoặc chân bên thì đó cũng là biểu hiện cuả bệnh thần kinh tọa.
Nếu có vấn đề ở rễ thần kinh, cơn đau lưng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc. Còn nếu đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, đôi khi kèm theo sốt, nghĩa là thận có vấn đề. Nên nghĩ đến chứng sỏi thận, sỏi niệu quản nếu có cơn đau dữ dội từ sau lưng chạy xuống cơ quan sinh dục.
Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu...
Sưu tầm

Đau lưng và sự hình thành gai cột sống

Các chứng đau lưng thông thường là tình trạng của một cột sống lành mạnh bị “trục trặc” do ảnh hưởng của môi trường lao động, hoạt động thể thao, suy thoái do tuổi già, hoặc sự mất cân bằng giữa khả năng lao động của cột sống với yêu cầu lao động hàng ngày.
Xin chỉ nêu các chứng đau lưng điển hình ở vùng thắt lưng L5-S1, là đoạn đốt sống di động bị nhiều đe dọa nhất.
Các thành phần cấu tạo đoạn đốt sống di động đều trải qua quá trình thoái hóa theo tuổi tác. Đó là một quá trình suy mòn tất yếu xảy ra với tất cả mọi người, thường thấy đĩa đệm bị suy mòn sớm và rõ nhất, sau đó đến các thành phần khác.
Lần lượt xảy ra 4 giai đoạn:
1. Lỏng lẻo đoạn đốt sống di động.
2. Lồi đĩa đệm.
3. Thoát vị đĩa đệm.
4. Hình thành gai cột sống.
Có thể gặp một trong các hiện tượng thoái hóa sau đây:

1. Thoái hóa bình thường theo tuổi tác

- Đĩa đệm giảm bớt nước và xẹp thấp dần.
- Đoạn đốt sống di động lỏng lẻo dần.
- Các dây chằng tăng cường xiết chặt đoạn đốt sống di động.
a. Toàn bộ quá trình thoái hóa theo tuổi tác diễn biến âm thầm, không gây chứng đau lưng nào cho đến hết tuổi già.
b. Chứng đau lưng do các trục trặc nhỏ của cột sống.
Cũng đôi khi xuất hiện sớm hiện tượng thoái hóa này khiến nhiều bệnh nhân trẻ thấy đau lưng. Chụp X-quang cột sống hoàn toàn lành mạnh, bình thường. Đặc điểm chung của nhóm bệnh này là:
- Rất trẻ (thanh thiếu niên).
- Học hành hoặc lao động rất căng thẳng suốt ngày đêm.
- Không tập thể dục, không chơi thể thao.
Đây thuộc nhóm bệnh cung của cột sống rất yếu, không đáp ứng được nhu cầu làm việc cao. Bệnh xuất hiện rất sớm, có khi trước thời kỳ thoái hóa nên không thấy hình ảnh gai cột sống.
Nếu bệnh nhân thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị sau:
- Nằm nghỉ ngơi.
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm.
- Tập thể dục chữa bệnh thích hợp.
Bệnh sẽ khỏi nhanh chóng; Nếu tiếp tục luyện tập thể dục bệnh sẽ không tái phát.
Đau lưng và sự hình thành gai cột sống
Ảnh minh họa
2. Mức độ thoái hóa thứ hai
- Đĩa đệm mất nước và khô nhanh hơn.
- Các dây chằng xiết chặt nhưng ít hiệu quả.
- Các bắp thịt phải hoạt động tăng cường, quá sức.
- Các bắp thịt đau cứng: tính chất đau kiểu cơ học khu trú ở vùng đoạn đốt sống bị bệnh.
- Hình thành các gai cột sống phía trước và hai bên để hỗ trợ đoạn đốt sống di động (không gây đau đớn).
3. Mức độ thoái hóa thứ ba
- Đĩa đệm mất nước và khô nhanh hơn nữa.
- Vòng xơ đĩa đệm bị nứt (nhất là vòng xơ ở phía sau).
- Nhân đĩa đệm thâm nhập vào các khe nứt vòng xơ.
- Đĩa đệm lồi ra phía sau, kích thích dây chằng dọc sau cột sống gây đau.
- Nếu đĩa đệm lồi ra phía trước, sẽ kích thích thêm sự hình thành gai cột sống và không gây đau.
- Các bắp thịt hoạt động hỗ trợ quá mức, co cứng và đau.
- Ơ Ûgiai đoạn này tính chất đau cơ học biểu hiện thêm: Bệnh nhân ngồi mau mỏi hơn, khi cúi lưng ra trước không thể thẳng lưng trở lại.
* Chứng đau cấp tính do kẹt đĩa đệm:
Khi cúi lưng ra trước chuẩn bị nhấc một vật nặng, khe sau liên đốt sống thắt lưng, cùng mở rộng, nhân đĩa đệm bị đẩy ra phía sau vào chỗ nứt vòng xơ sau.

Nạn nhân gồng mạnh các cơ vùng lưng định đứng thẳng đột ngột nhấc vật nặng lên.
Khe trước liên đốt sống chưa kịp mở rộng để đón nhận đĩa đệm còn nằm ở phía sau thì khe sau liên đốt sống đã khép hẹp lại, kẹp chặt nhân đĩa đệm và càng làm lồi thêm ra phía sau, làm căng mạnh dây chằng dọc sau cột sống. Bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội như điện giật, vứt bỏ vật nặng và nằm lăn ra đất (đau do dây chằng dọc sau có dây thần kinh bị kích thích).
4. Mức độ thoái hóa thứ tư
- Vòng xơ đĩa đệm thủng hoàn toàn.
- Nhân đĩa đệm rách thòi ra khỏi vòng xơ.
- Dây chằng dọc sau do bị đẩy căng cũng bị rách.
- Nhân đĩa đệm thòi ra ngoài dây chằng.
- Nhân đĩa đệm thoái vị chèn ép rễ thần kinh ở vùng lỗ tiếp hợp.
- Rễ thần kinh đau do bị viêm kích thích.
- Gai cột sống tiếp tục phát triển để cố định cột sống (không phải nguyên nhân gây đau).
Tính chất đau ở loại này gồm:
- Đau khu trú tại vùng bệnh kiểu cơ học.
- Đau lan truyền xuống chân.
Kết luận:
Các chứng đau lưng thông thường xảy ra trên cột sống do các trục trặc nhỏ không đáp ứng được công thức:
Cung = Cầu
Những yếu tố bị kích thích đau là các cơ, dây chằng và rễ thần kinh.
Gai cột sống xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng không gây đau và còn góp phần làm hết các nguyên nhân đau khác (trừ trường hợp chèn ép rễ thần kinh do gai mỏm khớp sau).
Chúng ta có thể chữa khỏi các chứng đau lưng thông thường và phòng tránh bệnh không xảy ra nếu biết quan tâm chăm sóc chu đáo cột sống để đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu. Cụ thể bằng các biện pháp sau đây:
1. Tránh hoặc hạn chế các tư thế lao động nguy hiểm (ngồi chồm hổm, cử động vừa cúi - ngửa lưng vừa xoay vặn mình).
2. Tuân theo các quy cách lao động an toàn.
3. Lao động hợp lý xen kẽ với nghỉ ngơi.
4. Cải tiến các phương tiện làm việc (ghế ngồi phải có tựa lưng…).
5. Khai thác tối đa các ưu đãi của thiên nhiên (ánh sáng, thực phẩm và rau quả tươi sống) để nâng cao sức khỏe.
6. Giải trí và nghỉ ngơi lành mạnh; tránh các thú tiêu khiển gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt quan trọng nhất là:
Học tính kiên trì luyện tập cơ thể của trẻ sơ sinh, phải tập luyện liên tục trong vòng 1 năm mới có thể đứng vững trên hai chân và đi lại bình thường.
Như câu tục ngữ đã tổng kết:
“3 tháng biết lẫy
7 tháng biết bò
10 tháng lò dò biết đi”
Muốn “thích ứng với tư thế cột sống thẳng đứng” cũng phải mỗi ngày tập thể dục phù hợp với tình trạng cá nhân mình, chú trọng các động tác nâng cao sức mạnh của cột sống.
Sưu tầm

Bệnh đau dây thần kinh tọa đang trẻ hóa

Đau thần kinh tọa (hay còn gọi là đau dây thần kinh hông to) là đau dây thần kinh từ mông xuống chân, nguyên nhân chủ yếu do cột sống thắt lưng có vấn đề, ví dụ như bị thoái hóa, gai, vôi , cụp, trượt, lồi và thoát vị đĩa đệm… sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây nên đau. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra teo cơ và yếu chân.
Hiện có rất nhiều phụ nữ trẻ trong các khu công nghiệp, trong văn phòng phải nhập viện vì đau lưng đến độ không chịu nổi. Vị trí đau thường là thắt lưng, ngồi xổm càng đau nhưng nằm thì đỡ. Đối với nam giới phải ngồi nhiều cũng vậy. Thường là đau thắt lưng chạy xuống chân. Cứ ngồi lâu trên 30 phút là đau. Khi đi khám, bác sĩ cho biết bị đau dây thần kinh tọa do bệnh nghề nghiệp.
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện khi làm việc gì đó gắng sức như nhấc một vật nặng bỗng đau nhói vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Ban đêm thường đau tăng lên nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì đau có thể giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Ngoài đau có thể thấy tê cóng, dấu hiệu kiến bò hoặc như ai đó dùng kim châm phía bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái hoặc ngón út. Khi sờ vào vùng thắt lưng thấy cơ lưng phản ứng cứng. Cột sống mất đường cong sinh lý bình thường. Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người để chống đỡ với triệu chứng đau.
Bệnh đau dây thần kinh tọa đang trẻ hóa
Đau thần kinh tọa (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa có rất nhiều nhưng hay gặp là do làm việc gắng sức, tư thế làm việc không hợp lý, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng… Đau dây thần kinh tọa không nhất thiết cứ phải gặp ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi bị thoái hóa đĩa đệm. Đau dây thần kinh tọa nếu không có biện pháp chữa trị triệt để sẽ dẫn đến liệt và teo cơ. Điều trị đau dây thần kinh tọa quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân, sử dụng nhiều biện pháp như nội, ngoại, đông tây y. Kết hợp tại chỗ với toàn thân, coi trọng các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, kết hợp giữa tự điều trị của người bệnh và có sự giúp đỡ của thầy thuốc. Tuy nhiên bệnh hay tái phát, những đợt tái phát lại thường diễn ra nặng hơn. Để tìm ra cách điều trị lâu dài, không ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ áp dụng, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Thị Phương, ĐH Y Hà Nội đã đưa Cốt Thoái Vương- một thực phẩm chức năng vào điều trị cho những người bị đau dây thần kinh tọa. Thành phần chính của sản phẩm này là dầu vẹm xanh có tác dụng kháng viêm mạnh. Trên thực nghiệm thấy thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm, chống thoái hoá cột sống . 64 bệnh nhân được chọn chia ra làm 2 nhóm: nhóm I (nhóm nghiên cứu): 32 bệnh nhân dùng điện châm kết hợp uống viên cốt thoái vương 4 viên/ngày; Nhóm II (nhóm đối chứng) gồm 32 bệnh nhân dùng điện châm đơn thuần. Liệu trình điều trị là 21 ngày cho cả 2 nhóm.
Sau điều trị, bệnh nhân đạt kết quả loại A (kết quả tốt) ở nhóm I chiếm 21,9%; nhóm II chiếm 9,4%. Không có bệnh nhân nào đạt kết quả loại D ở cả hai nhóm. PGS. Phương cho biết, nghiên cứu trên cho thấy viên Cốt Thoái Vương có tác dụng rất tốt trong cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân đau thần kinh tọa. Ngoài ra, Cốt Thoái Vương còn giúp bổ sung các yếu tố làm vững cột sống, tăng độ linh động của sụn khớp, xương, giúp phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
 Sưu tầm

Nguyên nhân và triệu chứng gai cột sống

Khoảng 50% bệnh nhân đến khám bệnh cơ – xương – khớp mang nỗi ám ảnh bị bệnh gai cột sống được phát hiện tình cờ hoặc khi đau lưng chụp phim thấy các “gia”. Cũng không ít thầy thuốc gán cho các “gai” này là nguồn gốc của mọi đau đớn ở lưng. 
Còn đối với bệnh nhân, thật là “lạnh xương sống” khi tưởng tượng các gai quáy ác ấy đâm vào tủy sống hay rễ thần. Không ít người yêu cầu bác sĩ mổ đục bỏ các gai ấy đi và nếu bạn giải thích rằng trong tất cả các trường hợp mổ như thế thì chưa cần thiết thì chưa chắc họ tin bạn đâu! Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem bản chất bệnh gai cột sống là gì? Tại sao tạo gai? Các gai này có gây đau lưng không? Và điều trị bệnh ra sao, có cần đục bỏ các gai ấy không?

Bản chất bệnh “gai” cột sống


Có lẽ từ “gai” này được quần chúng đón nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, về y học “gai”cột sống chỉ là một dấu hiệu của bệnh thoái hoá cột sống. Các tổn thương thoái hoá có thể xảy ra ở:

- Mấu khớp sau: Làm hẹp khe khớp, xơ đặc xương và tạo các “cựa xương”, khó thấy trên phim.

- Đĩa gian đốt sống (đĩa sống)

- Thân đốt sống: Bị xơ đặc xương, tạo các “gai xương” ở nơi bám vào dây chằng, có thể chèn ép tủy sống, rễ thần kinh và hiếm hơn là các mạch máu. Trên phim X-quang, ta thấy hình ảnh “gai xương” là do hình chiếu trên mặt phẳng hai chiều, trong thực tế thì đó chính là một vành xương phản ứng

Ở người trẻ tuổi, nước chiếm 80% nhân đĩa sống. Về già, nhân đĩa sống mất dần khả năng kết hợp với nước nên tính chất đàn hồi bị giảm và vòng sợi bao quanh bị đứt đoạn. Do đó, khi có áp lực đè lên thì đĩa sống bị thoái hoá và xẹp đi. Các chất trong nhân đĩa sống thoát ra làm tách các dây chằng nối 2 đốt sống và kích thích phản ứng tại chỗ mô sợi hoá calci (hoá vôi) hoặc hoá xương. Và như vậy, các gai xương được hình thành và sẽ thấy được trên phim X – quang. Thân đốt sống bị xơ đặc là di chứng của sự thoái hoá đĩa sống.

Đĩa sống bị hẹp cũng dẫn đến việc hẹp lỗ tiếp hợp (là nơi mà rễ thần kinh đi qua) do phình dây chằng dọc trước, có thể do “gai” xương ở phía trước và do các mấu khớp nhô vào ở phía sau.

Khi đĩa sống bị vỡ, nhân nhầy ở giữa có thể thoát ra phía sau gây chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống (bệnh thoái vị nhân đĩa sống, ví dụ bệnh đau dây thần kinh toạ).

Như vậy, gai xương sống là hậu quả của quá trình thoái hoá đĩa sống, và là nguyên nhân gây “đau lưng” trong một số trường hợp (chứ không phải là tất cả).
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

- Đau tại chỗ và đơ lưng: Có thể do tổn thương dây chằng cạnh xương khớp hoặc bao khớp hay co thắt cơ cạnh cột sống.

- Triệu chứng chèn ép rễ thần kinh: Thường gặp ở cột sống cổ do gai xương đè lên vì kích thước ống sống và lỗ tiếp hợp ở đoạn này hẹp. Triệu chứng gồm đau cổ, chạy lan xuống cánh tay và vai. Cánh tay và bàn tay có thể bị yếu đi và dị cảm (cảm giác như kiến bò, nóng rát…).

Ở cột sống lưng: Hiếm gặp, đau rễ thần kinh thường vòng theo lồng ngực. Cần phân biệt do đau với bệnh tim, bệnh herpes, viêm túi mật và bệnh lý màng phổi và nhất là bệnh lý ung thư.

Ở cột sống thắt lưng: Gây đau thần kinh toạ. Đau ở thắt lưng, lan xuống mông và có thể lan xuống cẳng chân và bàn chân. Cơn đau có thể tăng lên khi ho và khi rặn đi cầu. Trường hợp nặng, có thể gây rối loạn về cảm giác và vận động.

- Chèn ép tủy sống: Có thể gây ra bệnh lý tủy, mất cảm giác 2 bên mông, bí tiểu.

- Chèn ép các cơ quan sinh tồn: Có thể xảy ra ở cột sống cổ. “Gai” xương lớn ở phía trước có thể gây khó nuốt, khàn tiếng, ho. Chèn ép động mạch sống có thể gây ra thiếu máu ở vùng tủy sống và đáy não với các triệu chứng chóng mặt, nhìn một hình thành hai, nhức đầu, hoặc múa vờn. Các triệu chứng này thay đổi theo vị trí cổ và đầu.
Hà Phương

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi người cao tuổi và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị loãng xương).
Loãng xương được định nghĩa là sự rối loạn nội tiết theo lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến dễ bị gãy, nứt, rạn.

Biện pháp giúp xương chắc khỏe hơn là tập thể dục

Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây loãng xương
Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò đáng kể. Người ta thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng).
Loãng xương cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài...
 Đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormone estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Vì lý do này mà làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương, làm cho khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%).
 Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi (nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên nếu như trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì.
Một số tác giả đã tổng kết thấy có tới 7 nguyên nhân chính gây nên bệnh Loãng xương giới tính (tỷ lệ nữ Loãng xương chiếm nhiều hơn nam): di truyền, tuổi tác, cân nhẹ (chỉ số Ic < 19), hút thuốc lá, dùng thuốc corticoides lâu dài.
Một số triệu chứng chính và hậu quả của bệnh loãng xương
Giảm mật độ xương và Loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, một cách âm thầm, không đau đớn nên nhiều người bệnh không để ý đến. Hầu hết các trường hợp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương) thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như: xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp... Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm.
Một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người Loãng xương. Khi bị bệnh Loãng xương không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt, vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, người ta thấy rằng cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do Loãng xương và người ta dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ chiếm 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì Loãng xương gây ra.
Phát hiện bệnh loãng xương
người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Hiện nay chưa có phương pháp đo lường trực tiếp lực của xương nên chỉ đo lường gián tiếp. Một trong những phương pháp đó là đo mật độ chất khoáng trong xương (bone mineral density) bằng kỹ thuật DXA hay còn gọi là đo mật độ xương, chụp X quang cột sống, xương tay chân... Ngoài ra, những người kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40kg, giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, thiếu hormone sinh dục (nữ giới là estrogen và nam giới là androgen), người nghiện rượu, sử dụng corticoides kéo dài, nghiện thuốc lá... cũng nên kiểm tra mật độ của xương.
Khi người cao tuổi đã được chẩn đoán bị bệnh Loãng xương thì việc điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị Loãng xương là người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị. Các nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ cần quên uống một liều thuốc trong vòng một tuần lễ thì hiệu quả điều trị đã giảm xuống đến 64%. Uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và trong thời gian nào là do thầy thuốc khám bệnh và có chỉ định cụ thể.
Khi đã bị Loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức cẩn thận tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay, nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi. Gãy cổ xương đùi là một cấp cứu ngoại khoa nặng vì dễ dàng gây sốc và hậu quả xấu khó lường.
Phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Cần khám định kỳ theo lời hẹn của thầy thuốc. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh Loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Khi đã bị gãy xương do Loãng xương thì càng hết sức thận trọng không để gãy xương tái phát. Muốn phòng bệnh Loãng xương, tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như: đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị Loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.
Nguồn: Sưu tầm

Biện pháp giúp xương chắc khỏe hơn

Biện pháp giúp xương chắc khỏe hơn
Mặc dù chứng loãng xương không trực tiếp gây tử vong, nhưng hậu quả của gãy xương có thể góp phần gây tử vong sớm hơn. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và phòng chống loãng xương? Bạn hãy tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp xương chắc khỏe hơn.
Hãy bảo vệ bộ xương của bạn luôn chắc khoẻ
Ăn đúng cách:
Bước đầu, hãy bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày – và tốt hơn là bạn nên bổ sung thông qua chế độ ăn nếu có thể. Nguồn thực phẩm tốt nhất là sản phẩm từ sữa ít béo và sữa chua hoặc các loại cá như cá hồi và cá mòi đóng hộp. Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ xanh, rau chân vịt cũng rất giàu canxi. Các loại quả sấy khô như sung, nho Hi Lạp và ngũ cốc ăn sáng được tăng cường canxi cũng là nguồn thực phẩm tốt bổ sung canxi cho cơ thể.

Biện pháp giúp xương chắc khỏe hơn là tập thể dục
 Ảnh minh họa
Tập thể dục:
 Tập thể dục thường xuyên giúp xương luôn chắc khoẻ.
Một phương pháp quan trọng khác để củng cố xương của bạn là tập thể dục. Giáo sư ProfSkelton cảnh báo “Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không tập thể dục, bạn sẽ loại bỏ nhanh toàn bộ lượng canxi bổ sung vào cơ thể thay vì lưu giữ nó trong xương. Bạn nên đặt ra mục tiêu lý tưởng là 150 phút hoạt động điều độ mỗi tuần
Bổ sung thêm Vitamin D:
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Mặc dù một lượng nhỏ có trong dầu cá, nhưng nguồn cung cấp chính là nhờ tác động của ánh sáng mặt trời lên da của bạn. Ước tính khoảng một nửa trong số chúng ta thiếu vitamin D do ít thời gian vận động ngoài trời. Chỉ cần 10 phút tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày có thể giảm 1/3 nguy cơ bị loãng xương.
Kiểm soát mức độ căng thẳng:
“Căng thẳng ở mức độ cao khiến cơ thể sản sinh ra hóc môn cortisol gây mất xương,” giáo sư ProfSkelton cho biết. “Căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Tập yoga, đi dạo hay nghe nhạc có thể xua tan căng thẳng”. 
 Ngọc Thạch

Nguyên nhân gây đau lưng ở người cao tuổi

Đau lưng có hai nguyên nhân cơ bản:
Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi do hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa thì triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm. Ngoài các nguyên nhân do bệnh thoái hóa cột sống thì có những nguyên nhân thuộc về cơ học như: mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...

Nguyên nhân gây đau lưng ở người cao tuổi

 Khám chữa bệnh đau lưng ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)
Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh trên thường gây đau lưng một cách âm ỉ, đặc biệt hay xảy ra vào ban đêm và đau lưng cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ tuổi.
Chẩn đoán nguyên nhân đau lưng
Đau lưng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh. Trước hết, người bị đau lưug nên xem đau lưng có từ bao giờ và có những hiện tượng gì liên quan đến đau lưng hay không? đau lưng vào thời gian nào trong ngày, đau có liên tục không, cơn đau có dữ dội hay âm ỉ? Ngoài đau lưng còn có triệu chứng nào liên quan như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu có máu, nước tiểu đục hoặc sau mang vác nặng; bưng bê vật nặng, sai tư thế (nhất là người cao tuổi hay chăm sóc cây cảnh bưng bê chậu cảnh sai tư thế, quá nặng...).
Có thể tự tìm thấy một số dấu hiệu hoặc hiện tượng có khả nghi nhưng không nên tự chẩn đoán bệnh khi không có chuyên môn thực sự về y tế, mà nên đi khám bệnh ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán. Khi đến khám, bệnh nhân cần nói rõ cho thầy thuốc biết những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo như vừa nêu ở phần trên. Bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm có liên quan, ví dụ như nghi thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm thì có thể cho chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ; khi nghi do sỏi đường tiết niệu ngoài chụp X-quang ổ bụng, thầy thuốc sẽ cho siêu âm hệ thống niệu (thận, niệu quản, bàng quang), làm xét nghiệm về nước tiểu...
Biện pháp khắc phục đau lưng
Khi biết rõ nguyên nhân gây đau lưng, thầy thuốc sẽ có chỉ định cụ thể trong điều trị. Khi giải quyết được nguyên nhân thì triệu chứng đau lưng cũng biến mất, ví dụ thấy sỏi đường tiết niệu có thể dùng các kỹ thuật thích hợp để tán sỏi hay mổ lấy sỏi (mổ nội soi hay mổ phanh...). Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó lại không hề đơn giản. Ví dụ như thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm. Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng, khi biết rõ nguyên nhân gây đau lưng thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi chứng đau lưng thì không nên để tái phát nguyên nhân đó, bởi vì theo họ, nếu để tái phát thì đau lưng còn tăng hơn nhiều lần so với trước.
Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị, các việc làm khác hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức và bệnh của mình. Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, theo dõi sức khỏe cho mình.
Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây đau lưng không phải tùy tiện mà cần tuân thủ y lệnh một cách tuyệt đối của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc cả thuốc Tây y lẫn Đông y. Trong điều kiện cho phép, có thể điều trị Đông - Tây y kết hợp, ví dụ như uống thuốc Tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc vật lý liệu pháp. Người cao tuổi cũng đừng quên đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh đau lưng tái phát.
Hiện nay, những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, giúp hỗ trợ điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. Tại bệnh viện trung ương Quân đội 108,  GS.TS Nguyễn Văn Thông thực hiện trên 141 bệnh nhân bị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, chia thành 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng phác đồ nền và 1 nhóm dùng phác đồ nền kết hợp với Cốt Thoái Vương. Kết quả cho thấy: nhóm kết hợp dùng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện vận động cột sống thắt lưng tốt hơn so với nhóm không sử dụng Cốt Thoái Vương.

Các chuyên gia lưu ý, ngay khi có hiện tượng đau thắt lưng, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc uống Cốt Thoái Vương hàng ngày, người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không mang vác quá sức hay làm việc sai tư thế,...

DS Hà Phương