Thoát
vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ,
cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các
triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng
chân, cảm giác yếu cơ,... Ðây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn
phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị
sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một
số đối tượng có nhiều nguy cơ như: những người thường xuyên làm việc
nặng nhọc, công nhân bốc vác, chơi thể thao, tư thế ngồi học, làm việc
sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái
hóa cột sống,…
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Cột
sống do nhiều đốt ghép lại. Giữa các đốt sống lại được ngăn với nhau
bởi những đĩa đệm. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một
gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng,
xoay. Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các
vòng sợi dai, chắc và nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Khi cấu trúc bao
xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực nhân nhầy sẽ đẩy chỗ đó
phình ra khỏi vị trí bình thường, nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài
gọi là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)
Nhận biết bệnh dựa trên các biểu hiện nào?
Cơn
đau do thoát bị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài
khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ
dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê
cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Đối với thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ, thường có triệu chứng như: Đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh
tay. Tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay. Teo, yếu cơ cánh tay, ngón
tay. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường có triệu chứng
như: Đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân.
Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân. Dần dần, đau trở nên thường xuyên,
kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Khả năng vận động của bệnh
nhân bị giảm sút rõ rệt.
Những di chứng của bệnh
Thoát
vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau,
tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân
khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân
không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh
hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại những hậu quả và
những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế
do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn
ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện
không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả
năng lao động và vận động.
Những trường hợp dễ bị thoát vị đĩa đệm?
Có
nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Thứ nhất do chấn
thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Thứ hai là ở
những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường
không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa,
rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống.
Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng sai cách. Thay vì ngồi xuống bê vật
rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc
vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt
sống lưng. Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới
xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột
sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp… Ngoài
ra, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái
hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm
Cần có biện pháp phòng tránh
Thoát
vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, thường xuyên tái phát, làm
giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu
không điều trị bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, do đó người bệnh cần
đi khám chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời.
Không nên chủ quan cho đó là do tuổi tác, lao động nặng nhọc mới bị đau
lưng, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các
cơn đau thường xuyên hoặc xuất hiện biến chứng mới đi khám thì rất khó
điều trị và điều trị rất tốn kém, thậm chí có thể bị tàn phế. Do đó, cần
phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ
ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể
dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn
tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc,
mang vác vật nặng đúng cách...). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi
lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức
và kéo dài,…
Để
phòng ngừa những biến chứng nặng nề do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ,
người bệnh có thể sử dụng cốt thoái vương là một sản phẩm có nguồn gốc
từ thiên nhiên an toàn và thân thiện với cơ thể con người đồng thời có
hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về cột sống, đốt sống, thoát vị đĩa
đệm, sản phẩm cốt thoái vương đã được nghiên cứu tại bệnh viện trung
ương quân đội 108 bởi Gs.Ts.
Nguyễn Văn Thông, Lê Đình Toàn, Đinh Thị Hải Hà và cộng sự cho thấy
nhóm sử dụng Cốt Thoái Vương mang lại hiệu quả điều trị cao hơn khá nhiều so với nhóm không sử dụng.
DS Hà Phương