Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp, rõ rệt nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa đau lưng và đau thắt lưng. Tuy nhiên, đau lưng là đau vùng đốt sống cao hơn, từ đốt sống ngực cao (dưới đốt sống cổ) xuống đến vùng nối lưng thắt lưng (nằm cao hơn thắt lưng quần khoảng một gang tay). Còn đau thắt lưng là tình trạng đau ở vị trí 1/3 dưới của lưng. Đau thắt lưng thường xảy ra hơn so với đau lưng.
Đau thắt lưng cấp tính có thể tự hết sau 1-3 tuần. Đau thắt lưng cấp tính nếu không được điều trị đúng cách và thường xuyên tái phát thì sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ban đầu, cơn đau thắt lưng cấp tính tái phát khoảng vài tháng một lần, sau đó tăng dần, thường xuyên hơn và chuyển thành đau thắt lưng mạn tính hoặc đau lan xuống một chân (gọi là đau thần kinh tọa).

 
Ảnh minh hoạ.
Thống kê cho thấy, khoảng 80% người trung niên bị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa các đốt sống thắt lưng kèm theo phản ứng viêm, làm giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, chèn ép vào các rễ thần kinh và gây đau với nhiều mức độ khác nhau. Theo các nhà khoa học, tùy vào tính chất đau mà đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng được chia thành ba thể lâm sàng:
- Đau thắt lưng cấp tính thường xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và sai tư thế hoặc có thể do chấn thương.
- Đau thắt lưng mạn tính với đặc trưng là đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, hay tái phát; cơn đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết và giảm lúc nghỉ ngơi.
- Đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa (một hoặc hai bên) với biểu hiện là đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, cẳng chân, có thể lan xuống gót chân hay các ngón chân.
Thông thường, để giảm đau thắt lưng ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm,… kết hợp với nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống hay xoa bóp, chườm nóng,… Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, độc với gan, thận,…
Hiện nay, bên cạnh các biện pháp thông thường, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn dùng thêm các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học, điển hình là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng và độ chắc khỏe của xương, kết hợp cùng nhiều thành phần khác như: thiên niên kiện, nhũ hương,… Cốt Thoái Vương giúp phòng ngừa và hỗ trị điều trị, ngăn chặn quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng, đồng thời có tác dụng giảm đau thắt lưng, ngăn chặn tái phát và phục hồi vận động cho người bệnh.
Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103, Đại học Y Hà Nội… và đều cho kết quả tốt đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Kết quả nghiên cứu của Cốt Thoái Vương tại bệnh viện Quân Y 103 trên 100 bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cho thấy: 88% trường hợp giảm đau tốt và rất tốt, không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, công thức máu.
Từ khi xuất hiện đến nay, Cốt Thoái Vương đã mang lại tin vui cho nhiều bệnh nhân bị đau lưng do thoái hoá cột sống, trong đó có ông Nguyễn Xuân Diễn (Lâm Thao, Phú Thọ). Khoảng 10 năm trở lại đây, ông bắt đầu bị đau lưng và mức độ đau tăng dần. May mắn đã đến với ông Diễn khi biết đến sản phẩm Cốt Thoái Vương: Sau khi uống 4 - 5 hộp Cốt Thoái Vương với liều sáng 3 viên, chiều 2 viên, tôi thấy người khác hẳn. Trước kia chỉ làm việc được một tiếng thì đã đau mỏi lưng, nhưng bây giờ làm liên tục 2 - 3 tiếng không vấn đề gì, dai sức hơn nhiều…- ông chia sẻ.
Các chuyên gia lưu ý, ngay khi có hiện tượng đau thắt lưng, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc uống Cốt Thoái Vương hàng ngày, người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không mang vác quá sức hay làm việc sai tư thế,...
Sử dụng Cốt Thoái Vương trong hỗ trợ điều trị các bệnh về cột sống, đĩa đệm:
1. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương năm 2009 tại ĐH Y Hà Nội cho thấy: Cốt Thoái Vương giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng như hội chứng cột sống, hội chứng rễ, các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đau thần kinh toạ,… và không gây tác dụng phụ.
2. Nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 về tác dụng của Cốt Thoái Vương năm 2010 cho thấy: Nhóm dùng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện vận động cột sống thắt lưng tốt hơn.
3. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương năm 2011 tại bệnh viện Quân y 103 cho thấy: 88% trường hợp giảm đau tốt và rất tốt; không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, công thức máu.