Trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương
cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sữa mẹ thì chưa đủ để
phòng còi xương vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ khá thấp (30-60 đơn
vị/lít). Vì vậy, trẻ cần tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.
Còi
xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi tại các thành phố công
nghiệp vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Việc bổ sung vitamin D vào chế độ
ăn của trẻ đã có tác dụng dự phòng và giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên,
đây vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng ở nhiều quốc gia.
Nguyên nhân còi xương là thiếu vitamin D. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.
Vitamin D tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa... Tuy nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu chính là quá trình tự tổng hợp của cơ thể. Dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh sáng mặt trời, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D.
Nguyên nhân còi xương là thiếu vitamin D. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.
Vitamin D tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa... Tuy nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu chính là quá trình tự tổng hợp của cơ thể. Dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh sáng mặt trời, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D.
Các yếu tố nguy cơ còi xương
- Thiếu ánh sáng mặt trời:
Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều
kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương
mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).
- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.
- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.
- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.
- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.
- Trẻ suy dinh dưỡng:
Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ
mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh
dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối
khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình
trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm
nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với
trẻ bình thường.
- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới
2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình
thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D
trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa
vitamin D còn yếu.
- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.
Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.
- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.
Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.
DS Bích Liên