Khi
bị gai cột sống, nhiều người nghĩ rằng khi cắt gai đi thì bệnh sẽ khỏi.
Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp sau phẫu thuật, gai vẫn mọc lại,
tiếp tục làm đau và khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Gai cột sống là sự phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Vị
trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở
phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống, gai đốt
sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt
lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt
sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới
hạn vận động. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi và thường gặp ở
nam giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới gai cột sống là quá trình thoái
hóa cột sống dẫn tới bào mòn, mất dần sụn khớp làm biến đổi thành phần
cấu tạo xương, tăng khả năng vôi hóa (gai hóa) cột sống. Bên cạnh đó,
gai cột sông còn là hậu quả của bệnh viêm cột sống mạn tính, do chấn
thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống… Bệnh thường gây đau tại
các vị trí: vai, cổ, vùng thắt lưng; cơn đau lan xuống các chi gây cảm
giác tê tay, tê chân…, đôi khi làm giới hạn vận động. Trường hợp nặng,
bệnh nhân có thể bị liệt.
Gai cột sống - không phải cắt là khỏi !
Trong
điều trị gai cột sống, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân nhóm thuốc giảm
đau kháng viêm không steroid, nhóm dãn cơ… nhưng dễ gây tác dụng phụ
như loét dạ dày, độc với gan, thận... Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết
hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu… để giảm đau hoặc dùng
một số dụng cụ nâng đỡ như đai đeo cổ nhằm giảm bớt gánh nặng lên các
đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp có sự chèn
ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu
hiệu tê chân, tay, rối loạn đại - tiểu tiện. Tuy nhiên, sau khi phẫu
thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá
trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với
phản ứng viêm.
Do
gai cột sống là bệnh mạn tính nên việc điều trị cần lâu dài. Hiện nay,
các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đã cho thấy hiệu quả tốt, không gây
tác dụng phụ trong hỗ trợ điều trị gai cột sống và được nhiều bác sĩ,
bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Dẫn đầu cho xu hướng này là Cốt Thoái
Vương. Sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh giúp tăng cường sức
đề kháng và độ chắc khỏe của xương, kết hợp cùng nhiều thành phần khác
như: thiên niên kiện, nhũ hương và các vitamin B, K, glycin…, cốt thoái
vương có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của
gai tại cột sống, giảm đau, cải thiện khả năng vận động, hỗ trợ điều trị
gai cột sông.
Để
điều trị gai cột sống hiệu quả, bên cạnh việc duy trì dùng Cốt Thoái
Vương, bệnh nhân nên thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu canxi, tập những
môn thể dục nhẹ nhàng (bơi lội, yoga…), giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp
lý,…
DS Hoàng Hiến