Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Nguyên nhân gây đau thắt lưng

Phần lớn các ca đau thắt lưng không có nguyên nhân bệnh lý mà chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ làm làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi.
 Đau thắt lưng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho tuổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống ( di truyền), vẹo cột sống, ung thư di căn cột sống thắt lưng, gãy xương sống thắt lưng...
Ảnh minh họa
 Trong một ngày dù bạn đứng, ngồi hay cúi lưng cột sống vẫn phải chịu đựng sức nặng của cơ thể. Vì phải chịu sức nặng như vậy nên các bệnh lý ở cột sống rất dễ phát sinh, nhất là khi cột sống phải “làm việc ngoài giờ”. Áp lực tăng gấp ba lần lên các đĩa đệm ở cột sống khi bạn chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng đã tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống.
 Biết cách giữ tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phòng tránh chứng đau thắt lưng và các chấn thương cho cột sống. Những tư thế đúng khi đứng, ngồi, hay mang vật nặng giúp trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều khắp cột sống và duy trì độ cong sinh lý tự nhiên của cột sống, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất sức nặng đè lên cột sống. Vì vậy nên hạn chế sự làm việc quá mức của một phần nào đó của cột sống để giảm thiểu sự mệt mỏi hoặc chấn thương.
 Do đau thắt lưng cấp đa số bắt nguồn từ làm việc sai tư thế nên trong hơn 90% trường hợp, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng cách bảo tồn đúng đắn (không phẫu thuật) thì sẽ sớm khỏi đau và có thể trở lại với công việc hàng ngày. Thời gian điều trị bảo tồn thường mất khoảng 3 tháng.
 Ngoài ra có thể dùng thuốc để điều trị các cơn đau cấp. Tuy vậy, phần lớn các thuốc giảm đau, kháng viêm thường đi kèm với các biến chứng trên bao tử cũng như trên thận. Gần đây, một vài thuốc mới như meloxicam (Mobic), celecoxib, nimesulide… đã giúp giảm đáng kể các nguy cơ này.
Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:
 - Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút
 - Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
 - Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu
 Một số điều không nên:
 - Hạn chế thời gian ngồi. Nên đặt tay lên bàn khi ghế không tay tựa hay thiếu chỗ dựa
 - Không nên ngồi lom khom
 - Không nên ngồi ẹo sang bên
 - Không nên đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài
 Một số điều nên:
 - Đi giày đế bằng
 - Đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
 - Hãy đứng khi có thể, đi lại mỗi 30 phút
 - Thường xuyên thay đổi tư thế để vận động lưng, thắt lưng, bảo vệ cột sống và giúp các cơ hoạt động
 Bạn cần làm gì khi bị đau thắt lưng cấp tính:
 - Khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống/khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn
- Nằm nghỉ trên giường nệm dày trong vài ba ngày đầu
 - Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng càng sớm càng tốt các cơ bụng và cơ thắt lưng để sớm phục hồi
 - Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ
 - Có thể áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ: phục hồi chức năng, vận động trị liệu
 Đến gặp bác sĩ ngay nếu:
 - Cơn đau thắt lưng lan đến chân
 - Có cảm giác tê, kim châm hay đau nhói ở chân
 - Có cảm giác yếu chân và không thể đứng dậy trên bàn chân
 - Mất kiểm soát tiêu tiểu (thường gặp ở các chứng đau lưng nặng)
 Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống / khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.
Sưu tầm