Không
chỉ những người thường xuyên mang vác, lao động nặng mà nhân viên văn
phòng cũng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tuy nhiên,
trước biểu hiện đau do thoát vị đĩa đệm, nhiều người chủ quan và không
điều trị kịp thời dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Là
một nhân viên trực tổng đài, anh Thế Hùng (Ba Đình, Hà Nội) thường
xuyên phải ngồi tại một vị trí trong thời gian dài. Gần đây, anh hay có
cảm giác đau nhức tại cổ, gáy, lan dần xuống vai và cánh tay, có lúc còn
bị chóng mặt, ù tai,… khiến anh gặp nhiều khó khăn trong công việc. Anh
đã đi khám tại bệnh viện và được kết luận bị thoát vị đĩa đệm đốt sống
cổ.
Với
những người là nhân viên văn phòng như anh Hùng, việc thường xuyên ngồi
nhiều, ít vận động, đặc biệt là tư thế ngồi cúi người về phía trước
trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đốt sống cổ. Khi đó, đĩa
đệm có nguy cơ trượt ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép rễ thần kinh gây
đau âm ỉ ở vùng cổ, lan xuống vai, cánh tay gây tê mỏi tay,… Cơn đau
tăng lên khi vận động cột sống cổ, giảm lúc nghỉ ngơi và hay tái phát,
làm hạn chế vận động cột sống cổ, liệt, mất khả năng lao động,...
Đĩa
đệm cột sống là hình đĩa nằm giữa 2 đốt sống có tác dụng giống như bản
lề giúp cho cột sống được vững chắc, đặc biệt là giúp cho cơ thể vận
động đoạn cổ và thắt lưng.
Dấu
hiệu nhận biết đầu tiên thường là đau lưng, đau cổ lan xuống vai, tê
mỏi chân tay, háng, rồi theo thời gian sẽ diễn tiến xuống chân hay rối
loạn vận động cảm giác phần thân dưới… Có thể nói, thoát vị đĩa đệm
chẳng kiêng dè độ tuổi nào.
Trong
khi những người thuộc nhóm ngành nghề khác thường bị thoát vị đĩa đệm
do tai nạn lao động, phải mang vác nặng, chấn thương hay do tuổi tác thì
nhân viên văn phòng lại chủ yếu do ngồi một chỗ trong nhiều tiếng đồng
hồ liên tục, không vận động. Họ cũng thường hay dư cân, bụng to. Những
điều này làm đĩa đệm giữa hai đốt sống bị tăng áp lực, dễ thoát vị ra
phía ngoài, chèn vào các rễ thần kinh tủy sống và gây đau đớn.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Đĩa
đệm cột sống là hình đĩa nằm giữa 2 đốt sống có tác dụng giống như bản
lề giúp cho cột sống được vững chắc, đặc biệt là giúp cho cơ thể vận
động đoạn cổ và thắt lưng.
Khi
đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn vào rễ thần kinh trong tuỷ sống, ở cổ sẽ
đau xuống vai tay, có thể tê xuống các ngón tay. Với thắt lưng sẽ đau
xuống thần kinh toạ. Khi bị đau thần kinh toạ
sẽ có dấu hiệu đau dọc theo mặt ngoài hoặc mặt sau của mông xuống chân,
có thể đau một bên nếu thoát vị lệch về một bên, hoặc đau hai bên nếu
thoát vị thể trung tâm.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Có nhiều phương pháp điều trị tuy nhiên phải tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh mà Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị tuy nhiên phải tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh mà Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Điều
trị bảo tồn (không mổ) áp dụng cho những trường hợp nhẹ, thoát vị độ I,
II (lồi đĩa đệm, thoát vị dưới dây chằng dọc sau), đau cấp tính hoặc
đau mức độ vừa phải trong một vài tuần.
Sóng
Radio cao tần: Thường áp dụng cho những trường hợp nhẹ như lồi đĩa đệm,
thoát vị dưới dây chằng dọc sau. Nhưng tỉ lệ biến chứng khá cao như
viêm thân sống đĩa đệm làm bệnh nhân đau lưng dai dẳng, tổn thương rễ
thần kinh tọa gây yếu liệt.
Can
thiệp phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại, hay có biến chứng yếu
liệt, teo cơ, rối loạn cơ vòng, mục đích là giải ép rễ thần kinh, theo
qui ước là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn lối sau, có tỉ lệ thành
công cao. Phương pháp giống như mổ qui ước nhưng thực hiện phẫu thuật
dưới kính hiển vi tỉ lệ thành công cũng tương đương.
Cắt
đĩa đệm bằng nội soi qua lối sau, tỉ lệ thành công cao, ưu điểm là thời
gian nằm viện ngắn, Bệnh nhân đi lại sớm, vết mổ ít đau, mất máu ít.
Khuyết điểm là thời gian mổ kéo dài, trang thiết bị đắt tiền.
Tóm
lại, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là môt bệnh thường gặp ở người
trẻ, tuổi lao động có thể phòng được nếu được hướng dẫn tư thế làm việc
đúng, dành đủ thời gian nghỉ ngơi cho cột sống và các bài tập cơ lưng,
cơ bụng thích hợp. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng phương
pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật
Thanh Hoài